Nguồn gốc cataphract ở Trung Cận Đông Cataphract

Nhu cầu sử dụng kị binh trong quân sự được xuất hiện từ thời cổ đại bởi cư dân du mục sống trên các vùng thảo nguyên Trung Á_những người đầu tiên thuần hóa ngựa hoang và phát minh ra xe ngựa. Hầu hết các bộ lạc du mục này sống tại đây vào khoảng 2000 TCN, trước khi di cư đến cao nguyên IranĐại Iran vào khoảng năm 1000-800 TCN. Hiện nay đã có bằng chứng khảo cổ về 2 bộ tộc du mục thuộc nhóm này là người MitanniKassites, những người được tin rằng đã thuần hóa, chăn nuôi ngựa và huấn luyện ngựa kéo xe để phục vụ các nhu cầu cụ thể nào đó. Chính sự di cư của các bộ tộc này đã dẫn đến sự ra đời của cataphract ở Trung Cận Đông cổ đại. Một yếu tố tiên quyết dẫn đến sự phát triển của cataphract, bên cạnh kĩ thuật luyện kim tiên tiến và nhu cầu về cỏ cần thiết để nuôi ngựa, chính là sự phát triển của chọn giống nhân tạokĩ thuật chăn nuôi. Về nguyên tắc, kị binh cataphract cần phải có thể chất cực kỳ mạnh mẽ và sức chịu đựng cao, nên nếu không có sự chọn lọc giống tốt để cho ra những con ngựa có cơ bắp khỏe mạnh và sức khỏe bền bỉ, chúng chắc chắn không thể mang được khối giáp phục cực nặng và cả kị sĩ cũng mang trọng giáp trên chiến trường. Trung Cận Đông được xem là nơi khởi nguồn của cataphract.

Hậu duệ của những cư dân du mục kể trên là người Media_những nhà sáng lập của đệ nhất đế chế Iran vào năm 625 TCN, đã có những ghi chép đầu tiên về kĩ thuật nuôi ngựa giống vào khoảng thế kỷ VII TCN. Ghi chép của người Media đã đề cập đến giống ngựa Nisean có nguồn gốc từ núi Zagros được sử dụng cho kị binh nặng. Ngựa Nisean trở nên nổi tiếng khắp thế giới cổ đại, đặc biệt là ở Ba Tư, nơi chúng trở thành ngựa của giới quý tộc. Chiến mã này còn được gọi là "quân đột kích Nisean". Các thương nhân Hy Lạp cũng tìm mua giống ngựa này, khiến chúng được cho là một tổ tiên của nhiều giống ngựa hiện đại.

Phù điêu Hiệp sĩ Ba Tư, vương triều Sassanid (226-637), Kermanshah, Iran

Với tính hiệu quả ngày càng cao của kị binh trong chiến đấu, nhu cầu bảo hộ cho kị sĩ lẫn ngựa chiến trở nên thiết yếu, đặc biệt đối với những dân tộc xem kị binh như lực lượng quân sự cơ bản, như người Media và các vương triều Ba Tư kế tục. Ngoài ra, các dân tộc Iran cổ đại coi ngựa như vật linh thiêng (có lẽ chỉ sau cung tên), đặc biệt là tầm quan trọng của nó như một phương thức tác chiến chủ đạo, trở thành truyền thống quan trọng suốt chiều dài lịch sử của các dân tộc này, gắn liền với công cuộc thuần hóa, phát triển loài ngựa.

Hình thức thuần ngựa này lại được lan truyền khắp thảo nguyên Á-Âu và cao nguyên Iran kể từ khoảng 600 TCN, thông qua sự mở rộng của đế chế Media đến Trung Á_vốn là quê hương của tổ tiên họ, ảnh hưởng đến văn hóa của các dân tộc đông bắc Iran như Massagetae, Scythia, SakaDahae.

Các quốc gia kế tục Media sau sự sụp đổ của họ vào năm 550 TCN đã phát triển những chiến thuật quân sự trường tồn và những kĩ thuật nuôi ngựa, cùng với hàng thế kỷ giao tranh với các thành bang Hy Lạp cổ điển, người Babylon, Assyria, Scythia và các bộ lạc miền bắc bán đảo Ả Rập nhờ vào vai trò nổi bật của kị binh không chỉ trong chiến đấu mà cả trong đời sống xã hội, dẫn đến sự phụ thuộc về mặt quân sự vào lực lượng cataphract.

Sau khi vương triều Parthia sụp đổ, cataphract lâm vào một giai đoạn thoái trào ngắn. Lý do là vương triều mới Sassanid phải đối phó với các cuộc tấn công của các dân tộc du mục, như người Scythia, người Đột Quyết (Turk), người Hung Nô, cũng như phải bảo vệ biên giới phía đông trước sự trỗi dậy của vương quốc Kushan của người Nguyệt Chi. Kỵ binh Sassanid lúc này không có sự phân loại rõ rệt, một người kỵ binh có thể chiến đấu cận chiến hoặc có thể dùng cung tên. Tuy nhiên, kể từ thời Shapur II (310-379), khi xung đột giữa La Mã và Sassanid càng lúc càng quyết liệt, vương triều Sassanid cảm thấy sự cần thiết của những đơn vị siêu kỵ binh để đối đầu hiệu quả với bộ binh nặng La Mã. Nên cataphract Ba Tư được hồi sinh.